''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Quy chế

Quy chế

Cập nhật lúc : 14:50 13/01/2024  

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG TH ĐIỀN AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số      /QC-TH-CM

Phong An, ngày 20 tháng 9 năm 2023

 

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2023 – 2024

 

Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Công văn số 325/PGDĐT-GDTH ngày 31/8/2023 của Phòng GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2023 - 2024;

Căn cứ đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường. Trường Tiểu học Điền An xây dựng Quy chế chuyên môn năm học 2023 - 2024 như sau:

I. Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Tổ chuyên môn:

- Tổ chuyên môn có chức năng giúp Ban giám hiệu nhà trường điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục.

Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

2. Thư viện:

Thư viện là nơi lưu trữ tài liệu tra cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo; báo chí… để phục vụ cho việc dạy và học của CBGVNV và học sinh trong nhà trường.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên:

Căn cứ Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quy chế làm việc của Trường Tiểu học Điền An.

3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng chuyên môn:

- Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với lớp 5; thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với lớp 1, 2, 3, 4.

- Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá xếp loại các môn học ở Tiểu học theo Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (đối với lớp 5); Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (đối với lớp 1, 2, 3, 4) và các công văn hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT.

- Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn, xây dựng quy chế chuyên môn, phê duyệt và kiểm tra hồ sơ của chuyên môn.

- Bố trí thời khoá biểu, sắp xếp các tiết dạy.

- Chỉ đạo tổ chức ra đề, thẩm định đề kiểm tra giữa và cuối mỗi học kì.

- Chỉ đạo và tham gia dự giờ, đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch chuyên môn khác trong năm học.

3.2. Tổ trưởng chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục hàng tháng, tuần của tổ chuyên môn, tham gia dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên trong tổ, ký duyệt Kế hoạch bài dạy của giáo viên trong tổ vào ngày thứ Sáu hàng tuần.

- Chỉ đạo giáo viên ra đề kiểm tra các kì trong năm học theo đúng quy định, duyệt đề và trình BGH thẩm định.

- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do chuyên môn nhà trường phân công.

- Báo cáo các thông tin kịp thời khi cần thiết.

3.2. Cán bộ thư viện – thiết bị:

Thực hiện nghiêm túc Công văn số 1692/SGDĐT-GDT ngày 27/7/2016 của Sở về chỉ đạo công tác quản lý hoạt động thư viện trường tiểu học; Công văn số 2316/SGDĐT-GDTH ngày 28/9/2015 của Sở về Quy định việc quản lý và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (TBDH) trong trường tiểu học; Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 về Thông tư Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học và các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng.

Lập kế hoạch tham mưu cho Ban Giám hiệu duy trì tốt thư viện chuẩn theo quy định, mua sắm thiết bị cho thư viện theo đề nghị của tổ chuyên môn và tự đề xuất. Thực hiện nghiệp vụ thư viện như nhập kho, phân loại, cho mượn, quản lí, giới thiệu sách báo, thiết bị... Sắp xếp, bố trí, trưng bày sách – thiết bị trong thư viện một cách khoa học, có tính thẩm mỹ cao, hạn chế hư hỏng, có kế hoạch bảo quản, kéo dài tuổi thọ các vật dụng đồ dùng có trong thư viện. Ghi chép, cấp phát, thu nhận khi nhập và xuất sách – truyện – thiết bị - đồ dùng... cho giáo viên và học sinh.

3.3. Giáo viên:

- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo ch­ương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Ra đề kiểm tra các kì theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Nghiên cứu, biên soạn kế hoạch bài dạy trước 1 tuần, sử dụng hồ sơ diện tử, đảm bảo thể thức văn bản theo quy định.

- Các tiết dạy đều phải chuẩn bị và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm, chú trọng hiệu quả của ứng dụng thiết bị CNTT.

- Giáo viên viết chữ trên bảng lớp, viết nhận xét trong vở, trong bài kiểm tra của học sinh phải đúng mẫu chữ theo quy định.

- Giảng dạy, kiểm tra, xếp loại học sinh theo năng lực và phẩm chất (đối với lớp 1, 2, 3, 4), theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, kết hợp năng lực và phẩm chất học sinh (đối với lớp 5). Quy trình đánh giá phải chính xác, công bằng, khách quan, thể hiện tính công tâm. Tuyệt đối không được chê bai, nhận xét thiếu tính hướng dẫn. Tích cực giúp đỡ học sinh có năng lực học tập còn hạn chế.

- Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. Trong năm học, mỗi giáo viên tham gia thao giảng, hội giảng 02 tiết; dự giờ đồng nghiệp số tiết linh hoạt theo điều kiện và thời gian thực tế của nhà trường; tham gia thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp theo đúng năng lực chuyên môn.

- Giáo dục tập thể mỗi tuần 2 tiết: tiết 1 chào cờ/HĐTN đầu tuần do Tổng phụ trách Đội tổ chức và điều hành, giáo viên có mặt tham dự và quản lý học sinh. Tiết 2 sinh hoạt lớp/HĐTN cuối tuần do giáo viên tổ chức. Cách tổ chức phải sinh động, vui tươi, động viên được học sinh, không kiểm điểm học sinh trong các tiết giáo dục tập thể.

- Phòng học phải sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, không  màng  nhện. Tường phòng học, bàn học sinh không bị viết vẽ bậy. Trang trí lớp đúng quy định trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn; thực hiện có hiệu quả Đề án “Ngày chủ nhật xanh” với phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường”, đẩy mạnh xây dựng mô hình Trường học Xanh - Sạch – Sáng, tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trong học sinh.

- Tham gia tích cực công tác Phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.

- Nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo chính xác, đúng thời gian quy định của chuyên môn, của nhà trường khi có yêu cầu.

- Đảm bảo ngày công làm việc trong năm học là 23 tiết/giáo viên/tuần, đối với giáo viên đơn môn (bộ môn) dạy chưa đủ tiết quy định thì thực hiện bù nhiệm vụ được nhà trường phân công. Lên lớp đúng giờ, đúng tiết, không tuỳ tiện tự ý đổi tiết, bỏ lớp học, bỏ tiết dạy, đi muộn về sớm, cắt xén chương trình; không sử dụng điện thoại, làm việc riêng trong giờ lên lớp (trừ trường hợp cấp bách và công việc chung của nhà trường), đến trường buổi sáng lúc 07h15, buổi chiều lúc 13h45. Thời gian mỗi tiết dạy là 35 phút.

- Giáo viên thường xuyên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Quan tâm giúp đỡ học sinh học tập còn hạn chế, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Có kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh hòa nhập (đối với các lớp có học sinh khuyết tật học hòa nhập).

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của lớp.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

- Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá trên phần mềm cổng TTĐT tỉnh và học bạ học sinh.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được h­ưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.

II. Quy định chế độ làm việc, học tập:

Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ giảm định mức tiết dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

1. Quy định thời gian làm việc:

- Thời gian làm việc là 42 tuần (35 tuần thực học, 5 tuần dành cho học tập - bồi dưỡng nâng cao trình độ, 1 tuần chuẩn bị cho năm học mới và 1 tuần chuẩn bị cho tổng kết năm học)

            - Thời gian dạy trên lớp: Mỗi tiết dạy 35 phút, giáo viên được chủ động điều chỉnh thời gian các môn học khác (nhưng phải đảm bảo về kiến thức, kĩ năng cơ bản) để tập trung cho 02 môn Tiếng Việt và Toán, trừ các tiết thao giảng.

- Định mức tiết dạy thực hiện theo Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và những điều khoản bổ sung các điều này tại Thông tư 15/2016/TT-BGDĐT, ngày 09/6/2017.

2. Quy định chế độ hội họp:

            - Họp HĐSP, sinh hoạt chuyên môn trường mỗi tháng 1 lần vào tuần đầu tiên của tháng. Ngoài ra, tham gia đầy đủ các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề,... đột xuất và theo chỉ đạo thường xuyên của nhà trường, phòng GDĐT và của Ngành.

            - Mỗi tháng sinh hoạt tổ chuyên môn tối thiểu 2 lần theo quy định và vào chiều thứ tư.

            Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được gợi ý như sau:

+ Nội dung sinh hoạt lần 1: Đánh giá hoạt động thời gian qua của tháng và triển khai kế hoạch thời gian tiếp theo của tháng và định hướng của tháng tiếp theo, tập trung trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học, kĩ năng sư phạm và các kĩ năng mềm khác liên quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và của ngành, bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

            + Nội dung sinh hoạt lần 2: Tổ chức thao giảng, hội giảng, triển khai chuyên đề (nếu có), qua đó góp ý xây dựng để đúc rút kinh nghiệm giảng dạy.

            + Họp đột xuất: Tổ chức họp đột xuất khi có công việc cần thiết, có sự nhất trí của Ban Giám hiệu.

            3. Công tác đánh giá xếp loại học sinh:

Thực hiện theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (đối với lớp 5); Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (đối với lớp 1, 2, 3, 4) và các công văn hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT.

            4. Thực hiện công tác dạy và học:

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với lớp 5 và Chương trình GDPT 2018 theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với lớp 1, 2, 3, 4.

Thực dạy 35 tuần, trong đó học kỳ I là 18 tuần tính từ ngày 05/9/2023, kết thúc học kỳ I trước ngày 15/01/2024; học kỳ II là 17 tuần, kết thúc học kỳ II trước ngày 25/5/2024; kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 31/5/2024. Hoàn thành tuyển sinh lớp 1 trước 31/7/2023.

Thời khoá biểu: Thực hiện theo thời khoá biểu của nhà trường qui định.

5. Quy định về sử dụng thiết bị dạy học:

Thực hiện nghiêm túc tinh thần Công văn số 2316/SGDĐT-GDTH ngày 28/9/2015 của Sở về Quy định việc quản lý và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (TBDH) trong trường tiểu học; Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 về Thông tư Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học và các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng.

6. Chế độ báo cáo:

Báo cáo hàng tháng, đầu năm, giữa kì, cuối kì và các báo cáo khác khi có yêu cầu. Báo cáo phải chính xác tuyệt đối, đúng biểu mẫu và đúng thời gian quy định.

7. Công tác phối kết hợp:

Phó Hiệu trưởng, giáo viên, cán bộ thư viện – thiết bị cần phối kết hợp với Hiệu trưởng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP, Phụ huynh học sinh, các ban ngành để hoàn thành nhiệm vụ.

III. Qui định về hồ sơ:

Thực hiện theo Điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo các văn bản hướng dẫn của Sở, Phòng và theo quy định chung của nhà trường.

1. Đối với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm, tháng, tuần; kế hoạch các hội thi, giao lưu và các loại kế hoạch chuyên môn khác; sổ họp chuyên môn, kiểm tra chuyên môn; phiếu dự giờ đánh giá tiết dạy; các biểu, bảng thống kê chất lượng giáo dục theo yêu cầu của cấp tiểu học. Kết hợp thực hiện các loại hồ sơ khác theo yêu cầu của chuyên môn cấp trên.

2. Đối với tổ chuyên môn: Kế hoạch năm, tháng, tuần của tổ; sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ; các báo cáo về chất lượng giáo dục trong năm học của tổ; lưu văn bản chỉ đạo chuyên môn của nhà trường (kế hoạch hoạt động chuyên môn, hoạt động GDNGLL,...), chỉ đạo của cấp trên; lưu hồ sơ công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, công chức, viên chức của tổ (kiểm tra hồ sơ, phiếu đánh giá giáo viên, phiếu dự giờ, đánh giá chuẩn nghề nghiệp,…); Lưu đề kiểm tra định kỳ.

3. Đối với giáo viên:

Kế hoạch cá nhân: Kế hoạch năm, tháng, tuần; yêu cầu trình bày hồ sơ đẹp, sạch sẽ và rõ ràng; nội dung đầy đủ, chi tiết đảm bảo sự thống nhất của chuyên môn và xuyên suốt theo kế hoạch của nhà trường.

Đối với giáo viên chủ nhiệm thực hiện kế hoạch năm, tháng, tuần ở sổ chủ nhiệm. Trong ghi chép đặc biệt chú trọng những điểm nổi bật và những hạn chế của học sinh theo tháng, giúp giáo viên có kế hoạch cụ thể hơn trong quá trình giáo dục học sinh.

Lịch báo giảng: Thực hiện trên dữ liệu phần mềm Cổng TTĐT của Sở, khi cần thiết có thể kết xuất và được lưu trữ bằng văn bản giấy hoặc trên trang thư điện tử của nhà trường và của cá nhân.

Kế hoạch bài dạy (thực hiện theo mẫu mới quy định tại Công văn 2345 của Bộ); phiếu dự giờ; sổ ghi chép hội họp, sinh hoạt chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm (chung 1 quyển); sổ chủ nhiệm (đối với GVCN), sổ theo dõi chất lượng giáo dục (đối với GVBM); sổ công tác Đội (đối với TPT Đội); bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (đối với GVCN).

Lưu ý: Đối với TPT Đội ngoài thực hiện các loại hồ sơ trên (theo nhiệm vụ được phân công) còn có thêm các loại hồ sơ theo quy định của HĐĐ và HĐNGLL.

4. Đối với học sinh:

- Hồ sơ gồm: Học bạ, giấy khai sinh, sách, vở, bảng tổng hợp chất lượng giáo dục, bài kiểm tra định kì, sổ liên lạc điện tử, đồ dùng học tập và các giấy tờ liên quan khác tất cả đều phải hợp lệ theo quy định.

- Sách: Quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh:

Sử dụng bộ sách theo đúng quy định danh mục sách nhà trường đã chọn trong năm học 2023 – 2024.

Lớp 1, 2 thực hiện CTGDPT 2018: Tiếng Việt (tập 1, 2), Toán (tập 1, 2), Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, HĐTN, Tiếng Anh, GDTC (theo bộ sách đã chọn).

Lớp 3 thực hiện CTGDPT 2018: Tiếng Việt (tập 1, 2), Toán (tập 1, 2), Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin học, Công nghệ (theo bộ sách đã chọn).

Lớp 4 thực hiện CTGDPT 2018: Tiếng Việt (tập 1, 2), Toán (tập 1, 2), Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin học, Công nghệ (theo bộ sách đã chọn).

Lớp 5 thực hiện CTGDPT 2006: Tiếng Việt (tập 1, 2), Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kĩ thuật, Tiếng Anh, Hướng dẫn học tin học.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng sách vở hàng ngày để học sinh không mang theo nhiều sách, vở khi đến trường. Giữ gìn SGK cẩn thận, không viết vẽ vào sách,... để có giá trị sử dụng lại năm học sau.

IV. Quy định về kiểm tra, đánh giá xếp loại:

1. Chuyên môn nhà trường:

Tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên 2 lần/năm học, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học 30% tổng số giáo viên/năm học, kiểm tra chuyên đề và đột xuất 100% giáo viên ít nhất 1 lần/giáo viên/năm học về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các hoạt động giáo dục, kiểm tra hồ sơ của giáo viên 4 lần/năm học và 2 lần đối với tổ chuyên môn.

2. Tổ khối trưởng:

Tham gia và trực tiếp đánh giá xếp loại giáo viên, kết quả học BDTX và các hoạt động giáo dục khác, duyệt Kế hoạch bài dạy của giáo viên trước 1 tuần, kiểm tra hồ sơ giáo viên ít nhất 4 lần/năm học, tổ chức thao giảng, triển khai chuyên đề trong tổ, tham gia dự giờ và xếp loại tiết dạy cùng với chuyên môn nhà trường.

3. Đối với giáo viên đánh giá học sinh:

Thực hiện theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (đối với lớp 5); Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (đối với lớp 1, 2, 3, 4) và các công văn hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT.

Trên đây là quy chế chuyên môn năm học 2023 – 2024 của trường Tiểu học Điền An. Phó Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu xây dựng kế hoạch để thực hiện nghiêm túc Quy chế này nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra.

Nơi nhận:

- Ban Giám hiệu;

- TTCM, GV, TV-TB;

- Lưu VT, CM.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Lê Thị Thủy

Số lượt xem : 1305

Các tin khác